KHÁM PHÁ ĐÈN SOI TĨNH MẠCH

Thực tế, từ trước đến nay, kĩ năng xác định tĩnh mạch trong tiêm truyền, lấy máu không phải là kĩ năng mà Y Bác Sĩ, Điều Dưỡng nào cũng có thể thực hiện tốt. Không phải ai cũng có một cẳng tay nổi đầy vein dễ dàng cho việc tìm kiếm(nhất là đối với trẻ em và phụ nữ, những người thừa cân…)

Không hiếm những trường hợp lấy lệch ven hay làm vỡ mạch khi tiêm hoặc lấy máu đã gây những ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân. Quá trình lấy vein cần thao tác chuẩn xác của những người có kinh nghiệm và không được phép sai sót vì nếu lấy nhiều lần có thể gây đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân.

TÌM HIỂU THÊM

THIẾT KẾ THÂN THIỆN

TDlite tối ưu hóa việc tìm thấy tĩnh mạch sử dụng bất cứ nơi nào trên cơ thể.

Đèn soi tĩnh mạch
Đèn soi tĩnh mạch
Đèn soi tĩnh mạch

THÔNG SỐ KỸ THUẬT

Đèn soi tĩnh mạch TDlite.

Kích thước 105mm x 52mm x 22mm
Đ.Kính Họng đèn 31-26 mm (trên dưới)
Trọng lượng ~100g
Ánh sáng Gồm 11 diod phát quang, phổ ánh sáng cận hồng ngoại (được áp dụng rất nhiều trong lĩnh vực Y tế, hoàn toàn không gây hại cho mắt và da). Đây là Loại đèn led hiện đại nhất hiện nay do có khả năng phát ra ánh sáng rất tốt ngang bằng đèn vonfram nhưng không toả nhiệt lượng.
Pin Lithium 1800mAh, có thể sạc lại trung bình 5000 lần, sạc đầy trong vòng 2 tiếng.
Cổng sạc micro USB, chuẩn kết nối thông dụng nhất hiện nay, tích hợp vi mạch sạc tự ngắt khi đầy và có đèn báo sạc chuyển đổi màu sắc thuận tiện kiểm tra khi sạc đầy, (có thể dùng chung sạc của các loại smart phone samsung, sony, HTC…)
Vỏ máy Làm bằng nguyên liệu nhựa nguyên sinh ABS đạt chuẩn với công nghệ ép nhựa tiên tiến nhất hiện nay, hoàn toàn không gây kích ứng da, đảm bảo yêu cầu về an toàn lây nhiễm.
Phụ kiện kèm theo Dây cáp sạc cổng USB 2.0, dây garo thun 25cm, hướng dẫn sử dụng.
ĐẶT HÀNG NGAY
Đèn soi tĩnh mạch

GIÁ BÁN

545.000đ

Miễn phí giao hàng toàn quốc

Bảo hành trong vòng 03 năm

ĐẶT HÀNG NGAY

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Giải đáp phần nào những thắc mắc của bạn về TDlite.

Đèn soi tĩnh mạch TDlite hoạt động như thế nào?

Đèn soi tĩnh mạch TDlite tạo ra một vòng sáng ánh sáng được tập trung xuống vào trong trung tâm của vòng. Khi đèn được đặt trên da, ánh sáng đồng đều làm sáng các mô trên bề mặt bên trong vòng. Máu ít oxy trong tĩnh mạch hấp thụ ánh sáng làm tĩnh mạch hiển thị dưới dạng các đường tối bên trong khu vực được chiếu sáng. Thiết kế họng đèn hình chữ C cung cấp lực căng bề mặt da vừa phải, đồng thời ngăn ngừa tĩnh mạch không lăn khi tiếp cận giúp dễ dàng xác định tĩnh mạch để đưa kim vào.

TDlite có thể ứng dụng cho những bệnh nhân nào?

Trẻ em
Người thừa cân, béo phì.
Bệnh nhân có hình xăm.
Bệnh nhân da đen sẫm.
Bệnh nhân với mô bị sưng phồng (ví dụ: bệnh nhân ung thư hoặc bệnh thận…).
Bệnh nhân bị thiếu máu, hạ huyết áp hay mất quá nhiều chất lỏng hoặc máu.
Ứng dụng trong hỗ trợ chích xơ điều trị dãn tĩnh mạch.

Chính sách bảo hành đèn soi tĩnh mạch TDlite?

Thời gian bảo hành 03 năm kể từ khi khách hàng mua sản phẩm.
Sản phẩm không được bảo hành trong các trường hợp: Rơi vỡ, va chạm mạnh gây hư hỏng, cháy nổ, ngập nước…
Trung tâm bảo hành
Công ty TNHH TDlite
45 Đinh Công Chánh, P. Long Tuyền, Q. Bình Thủy, Tp. Cần Thơ
Điện thoại: 0888 140 141 – 0977 140 141
Email: densoitinhmach@gmail.com

Đèn soi tĩnh mạch TDlite hoạt động hiệu quả nhất trong điều kiện nào?

TDlite thực sự tuyệt vời trong các tình huống ánh sáng phòng thấp hoặc vừa phải, không quá sáng, việc ánh sáng phòng quá sáng hoặc sử dụng trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời sẽ làm giảm đi độ tương phản của các mạch máu thu thập được dưới họng đèn dẫn đến không nhìn thấy được các tĩnh mạch muốn tìm kiếm.

Ánh sáng đi sâu đến mức nào?

Thông thường, ánh sáng đèn có thể truy cập giúp hiển thị được các tĩnh mạch sâu dưới da đến 6mm.

Liệu đèn soi tĩnh mạch TDlite có hoạt động trên những bệnh nhân béo phì?

Một trong những lý do khiến tĩnh mạch khó tìm ra là vì bệnh nhân quá thừa cân hoặc béo phì.
Và TDlite được ra đời cho mục đích này.

Làm thế nào để đảm bảo không tiêm nhầm động mạch?

TDlite hoạt động dựa trên nguyên tắc làm nổi bật các tĩnh mạch nông dưới da. Máu ít oxy trong tĩnh mạch hấp thụ ánh sáng làm tĩnh mạch hiển thị dưới dạng các đường tối bên trong khu vực được chiếu sáng nên không thể nhầm lẫn với động mạch, mặt khác các động mạch thường nằm rất sâu dưới da và rất khó để tiếp cận.
Trên lâm sàng, trường hợp tiêm nhầm động mạch là rất hiếm và rất khó để tiêm vào động mạch vì áp lực máu trong động mạch lớn hơn gấp nhiều lần so với tĩnh mạch.

Ánh sáng của đèn có gây hại cho mắt và da hay không?

Với vùng ánh sáng phát ra nằm trong vùng màu đỏ của quang phổ thì không có hại cho mắt cũng như da, bởi đèn hồng ngoại được dùng nhiều trong việc chữa trị các bệnh về da trong ngành thẩm mỹ và nhiều ứng dụng khác trong lĩnh vực Y tế.
Mặt khác, vì đèn sử dụng ánh sáng nằm trong dải quang phổ mà mắt thường nhìn thấy được nên hoàn toàn không gây hại như các tia UV, tia X hoặc tia Gamma.
Đèn led (Light emitting diode) được coi là đèn hiện đại nhất hiện nay do có khả năng phát ra ánh sáng rất tốt ngang bằng đèn vonfram nhưng không toả nhiệt lượng.
Nguồn tham khảo:
Hugh R. Taylor, MD; Sheila West, PhD; Beatriz Muñoz, MS; Frank S. Rosenthal, PhD; Susan B. Bressler, MD; Neil M. Bressler, MD “The Long-term Effects of Visible Light on the Eye.” Arch Ophthalmol. 1992;110(1):99-104
C Grimm, A Wenzel, TP Williams, et al“Rhodopsin-mediated blue-light damage to the rat retina: effect of photoreversal of bleaching” Investigative Ophthalmology and Visual Science, Feb 2001, Vol.42, 497-505
Rikard Küller, Carin Lindsten “Health and behavior of children in classrooms with and without windows.” Journal of Environmental Psychology, Vol. 12, Issue 4, December 1992, 305-317
JA Veitch, SL McColl “Modulation of fluorescent light: Flicker rate and light source effects on visual performance and visual comfort” Lighting Research and technology, 1995
SM Pauley “Lighting for the human circadian clock: recent research indicates that lighting has become a public health issue” Medical hypotheses, 2004
RJ Wurtman “The effects of light on the human body.” Scientific American, 1975, 69-77